Bản toát yếu Sách Lược về Phương Tiện Trợ Giúp Người Khuyết Tật đã được phiên dịch chuyên nghiệp.
Muốn dịch phần còn lại của website này, xin dùng phương tiện dịch tự động ở trên đầu trang.
Đây là phần toát yếu của một phúc trình chi tiết hơn. Có thể xem toàn bộ phúc trình Sách Lược về Phương Tiện Trợ Giúp Người Khuyết Tật (bằng tiếng Anh) ở đây.
Người khuyết tật là những người bị khiếm khuyết về thể xác, sức khỏe tâm thần, tri thức, truyền thông, trí tuệ, giác quan, hoặc liên quan đến tuổi tác dù có phải là người cao niên hay không, những người khác bị khiếm khuyết liên quan đến tuổi tác, hoặc những người trải qua kinh nghiệm có những mối lo ngại về sức khỏe tâm thần hoặc các vấn đề dùng chất kích thích. Cho các mục đích của sách lược này, Thành Phố sẽ sử dụng từ ngữ này, người khuyết tật, để nói về mức độ phức tạp và đa dạng của các kinh nghiệm đã sống như trên và áp dụng một định nghĩa rộng rãi và bao gồm về khuyết tật.
Thành Phố Vancouver đang soạn một Sách Lược về Phương Tiện Trợ Giúp Người Khuyết Tật. Đây là một kế hoạch cho Thành Phố để chú trọng vào phương tiện trợ giúp người khuyết tật. Cần có phương tiện trợ giúp người khuyết tật để mọi người có một cuộc sống thoải mái. Các nhu cầu cần phương tiện trợ giúp người khuyết tật có thể là xã hội, kinh tế, văn hóa, tinh thần, và chính trị.
Bất cứ người nào cũng đều có thể bị mất khả năng. Các thay đổi tạm thời, định kỳ, hoặc vĩnh viễn về khả năng hoạt động vào một lúc nào đó trong đời là một phần của con người. Phương tiện trợ giúp người khuyết tật là cách làm cho một nơi có thể sử dụng được đối với càng nhiều người càng tốt. Phương tiện trợ giúp người khuyết tật có nghĩa là gỡ bỏ các chướng ngại cản trở nhiều người tham gia vào xã hội. Phương tiện trợ giúp người khuyết tật là bao gồm mọi giới.
Phương tiện trợ giúp người khuyết tật có nghĩa là tất cả mọi người có thể:
- Sử dụng các dịch vụ và chương trình họ cần
- Đi lại trong thành phố nơi họ sinh sống và làm việc
- Cảm thấy quen thuộc khi họ ra những chỗ công cộng
Mỗi người đều có các nhu cầu cần phương tiện trợ giúp người khuyết tật khác nhau. Để hiểu rõ hơn quan điểm của người khuyết tật, Thành Phố áp dụng giá trị “không có gì về chúng tôi nếu không có chúng tôi.” Các mục tiêu soạn Sách Lược về Phương Tiện Trợ Giúp Người Khuyết Tật đầu tiên của Thành Phố này là để:
- Hỏi và sử dụng các đề nghị của người khuyết tật
- Dùng những cách làm việc dễ dàng cho người khuyết tật để thành lập chỗ nói chuyện an toàn và thành thật
- Bảo đảm mời những người không phải lúc nào cũng được bao gồm để họ lên tiếng
Phúc trình này miêu tả cách nhân viên gặp gỡ người trong cộng đồng để hỏi ý kiến. Phúc trình này trình bày tổng quát về những gì nghe được từ cộng đồng người khuyết tật. Có một số ý kiến người ta cảm thấy quan trọng mà Thành Phố cần phải chú ý khi đang soạn Sách Lược về Phương Tiện Trợ Giúp Người Khuyết Tật.
7 lời nhắn nhủ chính của Cộng Đồng cho Thành Phố Vancouver là:
1. Tiếp xúc với những người đã trải qua kinh nghiệm sống có ý nghĩa: bao gồm và lắng nghe người khuyết tật.
- Mời những người có nhiều loại khuyết tật tham gia các hoạt động quyết định.
- Yểm trợ ý niệm “không có gì về chúng tôi nếu không có chúng tôi” bằng cách gỡ bỏ các chướng ngại cản trở việc tham gia.
2. Gia tăng giáo dục và ý thức công cộng để chống lại chủ nghĩa kỳ thị khuyết tật: dạy cho những người khác về về chủ nghĩa kỳ thị khuyết tật và thái độ này ảnh hưởng đến tất cả mọi người như thế nào.
- Hiểu chủ nghĩa kỳ thị khuyết tật là niềm tin sai lầm cho người khuyết tật kém đáng giá hơn những người khác.
- Học cách biết khi nào người khuyết tật có thể đang không những phải chịu nạn kỳ thị khuyết tật mà còn phải chịu cả nạn kỳ thị chủng tộc, kỳ thị phái tính hoặc kỳ thị tuổi tác.
3. Gia tăng mức hiểu biết về toàn bộ phạm vi khuyết tật trong tất cả nha sở và các hội đồng liên hệ của Thành Phố: tăng cường kiến thức của nhân viên về những loại khuyết tật khác nhau.
- Hiểu các chứng khuyết tật có thể là vĩnh viễn, tạm thời, không nhìn thấy hoặc có thể từ từ thay đổi.
- Cứu xét tất cả những loại khuyết tật trong các hoạt động huấn luyện nhân viên, quyết định và hoạch định sinh hoạt.
4. Chuyển sang khuynh hướng có phương tiện trợ giúp người khuyết tật: bảo đảm việc trợ giúp người khuyết tật giữ vai trò quan trọng và là một phần của cách làm việc.
- Chỉ cho phép các dự án cộng đồng và thương mại nếu có phương tiện trợ giúp người khuyết tật và giáo dục cộng đồng về phương tiện trợ giúp người khuyết tật.
- Cung cấp cơ hội làm việc cho người khuyết tật là một phần của tiến trình quyết định.
5. Nhìn qua lăng kính trợ giúp người khuyết tật như một phương tiện giúp nhân viên hiểu sự việc từ một quan điểm khác.
- Yểm trợ việc bao gồm trọn vẹn tất cả cư dân và nhân viên tham gia.
- Tìm hiểu xem có những người nào cần tham gia các dự án hoặc sinh hoạt và gỡ bỏ mọi chướng ngại.
6. Thấm nhuần các nguyên tắc thiết kế đại chúng: Thành Phố nên phục vụ tất cả mọi người, chứ không phải chỉ cho những người có các khả năng tiêu biểu.
- Giới hạn các nhu cầu đáp ứng và các khó khăn vì các hệ thống và cơ cấu kém cỏi.
- Dành chỗ cho tất cả mọi người từ đầu, và phương tiện trợ giúp dễ sử dụng khi cần.
7. Thực thi các cơ chế bắt chịu trách nhiệm: áp dụng những cách kiểm tra xem sách lược có hiệu quả hay không.
- Hiểu tầm quan trọng của sách lược này và ảnh hưởng đến mọi người như thế nào.
- Hỏi ý kiến đóng góp và cải tiến sách lược để hữu ích cho những người cần được giúp.
Phúc trình này là bước đầu để hiểu rõ ràng và đầy đủ hơn về phương tiện trợ giúp người khuyết tật tại Thành Phố này. Đang có một cuộc nghiên cứu chi tiết hơn về những gì chúng tôi đã thu thập. Cuộc nghiên cứu này sẽ gồm chi tiết từ những nguồn khác như phúc trình của Các Ủy Ban Cố Vấn Thành Phố và ý kiến của nhân viên tất cả các nha sở của Thành Phố.
Một tiến trình cộng đồng tham gia rộng lớn hơn đã được thực hiện hồi mùa hè 2022 về bản thảo Sách Lược về Phương Tiện Trợ Giúp Người Khuyết Tật để thu thập thêm ý kiến từ Cộng Đồng về phương tiện trợ giúp người khuyết tật. Bản thảo sách lược về phương tiện trợ giúp người khuyết tật đã được nộp cho Hội Đồng Thành Phố và được phê chuẩn hồi mùa hè 2022.